Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2000

Món ăn cho bà bầu bị phù thũng

Hình ảnh
Phù thũng thường xuất hiện vào tháng thứ 3, thứ 4 và tháng thứ 6, thứ 7 của thai kỳ. Nếu từ tháng thứ 7, 8 trở đi chỉ phù thũng ở chân mà huyết áp và xét nghiệm nước tiểu bình thường thì đó là do chèn ép, khi gần sinh hoặc sau sinh sẽ tự khỏi, không cần dùng thuốc. Theo Đông y, khi có thai mà bị phù thũng nguyên nhân chủ yếu là do tỳ, thận hư và khí trệ. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thai phụ nên ăn uống các món sau để hỗ trợ việc chữa bệnh. Cháo cá chép: cá chép 250-300g, gạo ngon 100g, gia vị. Cá chép mổ bụng bỏ ruột rửa sạch nấu canh. Lấy nước canh cá nấu với gạo đã vo sạch thành cháo, cho gia vị vừa ăn. Ngày ăn 1 bát lúc nóng. Công dụng: chữa phụ nữ mang thai phù thũng, bị động thai. Cháo cá chép nấu với rễ cây gai: cá chép 300g, rễ cây gai 30g (lá dùng làm bánh gai), gạo nếp 50g. Cá chép mổ bụng bỏ vây, mật, rửa sạch nấu canh. Cho 200ml nước vào rễ cây gai sắc còn 100ml, bỏ bã, lấy nước đổ chung vào canh cá rồi cho gạo đã vo sạch vào nồi, đun nhỏ lửa thành cháo,

Những nguy cơ khi mang đa thai

Hình ảnh
Nhiều phụ nữ mang đa thai có thể chưa biết mình đang thuộc diện thai nghén có nguy cơ cao, cho nên có hiểu biết về những nguy cơ tiềm ẩn, các biến chứng cũng như triệu chứng và các lựa chọn điều trị sẽ giúp phụ nữ đối phó tốt hơn với hoàn cảnh thai nghén của mình. Một số nguy cơ tiềm ẩn gây lo ngại cho thai trong khi một số khác lại đe dọa sức khỏe người mẹ. Chuyển dạ sớm và sinh non Có lẽ nguy cơ lớn nhất đi kèm với đa thai là chuyển dạ sớm, dẫn đến hậu quả là sinh non. Những phụ nữ mang đa thai có tỷ lệ chuyển dạ sớm cao gấp đôi so với những bà mẹ mang một thai. Nhiều trường hợp thai đôi, thai ba dễ tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và dễ xảy ra các biến chứng nhưng gần như tất cả các trường hợp thai bốn trở lên đều sinh non. Ảnh hưởng của sinh non đến trẻ sơ sinh rất đa dạng, nhưng may mắn là những tiến bộ về công nghệ y học đã có thể hỗ trợ trẻ sinh non vượt qua những yếu kém ngay từ những ngày đầu trong cuộc sống.  Ngoài sự căng thẳng về thể chất và cảm xúc vì phải mang thai đôi, thai ba

Biến chứng sau phẫu thuật cắt tử cung

Hình ảnh
Hỏi: Xin cho biết biến chứng của phẫu thuật cắt tử cung? Tại sao sau khi cắt bỏ tử cung rồi mà vẫn phải làm xét nghiệm Pap smear? Ngoài cắt bỏ tử cung do u xơ tử cung thì có những lý do nào nữa không? (Nguyễn Thị Tám - Ninh Thuận) Trả lời: Biến chứng của phẫu thuật cắt tử cung bao gồm rất nhiều chuyện, thường gặp nhất là nhiễm trùng, đau, chảy máu ở vùng phẫu thuật. Cắt tử cung qua đường bụng có nguy cơ nhiễm trùng và đau ở hậu phẫu cao hơn cắt qua ngả âm đạo. Bất cứ người phụ nữ nào có xét nghiệm phết cổ tử cung (Pap smear) bất thường đều được khuyến cáo làm xét nghiệm này định kỳ suốt cuộc đời còn lại. Khi bệnh nhân cắt bỏ cổ tử cung thì xét nghiệm này gọi là smear của âm đạo (Pap smear lấy mẫu thử từ cổ tử cung). Những phụ nữ cắt tử cung còn chừa lại cổ tử cung thì phải làm xét nghiệm Pap smear như khuyến cáo ở những người không phẫu thuật. Những người không cần làm xét nghiệm này khi cắt tử cung và cả âm đạo hoặc cắt tử cung đường bụng không do nguyên nhân ung thư (u xơ tử cung). L

Chăm sóc vết mổ sinh

Hình ảnh
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của ngành gây mê hồi sức trong công tác điều trị và chăm sóc, việc sinh mổ diễn ra khá an toàn và đỡ đau hơn sinh thường. Dù vậy, sinh thường đã phải giữ gìn rất kỹ, sinh mổ càng phải cẩn thận hơn, đặc biệt là việc chăm sóc vết mổ sau sinh. Những gợi ý về việc chăm sóc vết mổ sinh dưới đây hy vọng sẽ giúp các bà mẹ có đầy đủ kiến thức trong hành trang sinh mổ đón con yêu chào đời. Tâm lý trước khi sinh mổ Các bà mẹ đừng nghĩ rằng sinh mổ là an toàn tuyệt đối nhé. Sinh mổ cũng sẽ gây áp lực rất lớn đấy vì cứ thử nghĩ xem, chỉ cần một vết thương nhỏ ở ngón tay thôi đã thấy đau rồi, huống chi đây là cả một vết rạch lớn ở phần bụng. Vì vậy, các bà mẹ hãy chuẩn bị tâm lý thật bình tĩnh. Và cũng cần biết rằng, sinh mổ cũng không khác gì sinh thường, sau sinh chị em sẽ thấy xuất hiện sản dịch, đau do co hồi tử cung, chảy máu, đau đớn và mệt mỏi. Cảm nhận sau khi sinh mổ Trong thời gian vết mổ được phục hồi, các bà mẹ cần chú ý đến các hoạt động như cúi xuốn

Bệnh mụn rộp sinh dục và thai nghén

Hình ảnh
Nhiễm virut mụn rộp có thể xảy ra ở nhiều thời điểm mang thai, khi cơ thể người mẹ lần đầu tiên phơi nhiễm với virut gây bệnh mụn rộp và virut xâm nhập máu mẹ và có thể đi đến thai nhi - khi đẻ, do virut có trong dịch tiết của âm đạo và lây truyền cho thai nhi đi qua đường sinh dục. Sau khi sinh, có khi chỉ đơn giản do người hôn trẻ bị chốc mép (mụn rộp ở môi). Lây nhiễm virut mụn rộp khi mang thai và khi đẻ: Những nguy cơ lây nhiễm cho thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thời điểm người mẹ bị nhiễm virut lần đầu - tần suất các đợt bùng phát, người phụ nữ mang thai có biết mình đã nhiễm virut mụn rộp hay không vì không thấy có biểu hiện gì. Nếu người phụ nữ tiếp xúc lần đầu với virut mụn rộp từ trước khi có thai: Trong trường hợp này, nguy cơ thai bị nhiễm virut thực sự đáng ngại. Có thể hạn chế được nguy cơ nếu thầy thuốc sản khoa biết rõ tiền sử bệnh của cha mẹ để có các biện pháp phòng ngừa và điều trị cần thiết ngay từ khi có thai và khi chuyển dạ. Cũng có khi cần chỉ định mổ lấy tha